Trích: Sự sợ hãi và lòng tham là kẻ thù lớn nhất của mọi nhà giao dịch. Hầu như các chuyên gia giao dịch quản lý tâm lý của mình bằng những kinh nghiệm thu được trước đó. Học cách làm chủ tâm lý giao dịch với hướng dẫn của Trade4you.
“Làm sao để tôi có thể làm chủ tâm lý khi giao dịch?” - đây là một câu hỏi mà chắc chắn mọi nhà giao dịch đều tự đặt ra vào một thời điểm nào đó. Tâm lý giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch Forex và cũng là rào cản lớn nhất. Khi nhắc tới tâm lý khi giao dịch, 3 thách thức lớn nhất chính là:
Nỗi sợ hãi
FOMO (Sợ bỏ lỡ)
Lòng tham
Trong bài hướng dẫn này, bạn sẽ học được cách làm sao để vượt qua được 3 chướng ngại tâm lý trên.
Nỗi sợ hãi
Nỗi sợ hãi hay sự lo âu luôn thường trực với mọi nhà giao dịch vì chúng ta không biết được chuyện gì sẽ xảy ra sau khi vào lệnh. Trên thực tế, chúng ta có thể lường trước được chuyện gì có thể xảy ra nhưng lại không thể chắc chắn 100% về nó. Khi bạn đã đầu tư một số tiền lớn mà không thể nắm chắc phần thắng, tâm lý lo âu sẽ xuất hiện. Một cách hữu hiệu để khống chế nỗi sợ là chỉ giao dịch trong khả năng của mình và luôn cài đặt một mức lỗ có thể chấp nhận được. Bằng cách này, bạn luôn nắm được mình sẽ rủi ro bao nhiêu trước khi vào lệnh. Điều này sẽ loại bỏ được phần nào những yếu tố không chắc chắn trong quá trình giao dịch vì giờ đây chúng ta đã biết chắc chuyện gì có thể xảy ra. Mỗi lần đặt lệnh giao dịch, tôi luôn tự nhủ rằng mình có thể mất tiền và điều đó cũng được thôi; chỉ cần không lỗ nhiều hơn số tiền đã xác định trước là được! Nỗi sợ hãi cũng thâm nhập tâm trí khi chúng ta giao dịch với số tiền quá lớn, lớn đến nỗi nó khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái và sống trong tâm lý lo sợ sẽ mất quá nhiều tiền hoặc tệ hơn là cháy tài khoản. Vì thế, việc cân nhắc kỹ khối lượng giao dịch là rất quan trọng. Hãy bắt đầu với khối lượng nhỏ và nâng dần một cách thật từ từ. Việc có lãi trong một tháng không có nghĩa là bạn nên nâng mức giao dịch từ 200 cổ phiểu lên tận 2000 cổ phiếu.
FOMO
Nỗi sợ bỏ lỡ được sinh ra bởi ham muốn kiếm lời, kể cả khi tất cả các dấu hiệu chỉ ra rằng đó không phải một quyết định đầu tư sáng suốt. FOMO nguy hiểm ở chỗ: khi chúng ta thấy người khác kiếm được bất chấp sự liều lĩnh, chúng ta tự bị thôi thúc phải tham gia ngay nếu không sẽ mất cơ hội. Các nhà giao dịch khác càng thành công, động lực tự nhiên đó càng lớn. FOMO khó để kiểm soát hơn đối với các nhà giao dịch mới vì họ chưa trải qua nhiều kinh nghiệm như các nhà giao dịch lâu năm khác. Cách hiệu quả để cân bằng được FOMO là luôn có những quy tắc và nếu bạn phá vỡ chúng, bạn phải có những hình phạt cho riêng mình như không giao dịch trong thời gian còn lại của ngày. Bạn không thể đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên cảm xúc nhất thời bất kể bạn thấy các nhà giao dịch khác kiếm được nhiều tiền như thế nào từ một vài giao dịch điên rồ. Sẽ luôn có những cơ hội cho bạn, vậy nên hãy tuân thủ các nguyên tắc.
Lòng tham
Lòng tham là sự đối lập của nỗi sợ hãi. Lòng tham cũng giống với tâm lý sợ bỏ lỡ, nhưng lại diễn ra ở quy mô lớn hơn chứ không chỉ đối với một số phân khúc thị trường. Dưới ảnh hưởng của lòng tham, các tin tức kinh tế, chính trị, tài chính luôn được xem là cực kỳ lạc quan, và những tin tức xấu luôn bị phớt lờ. Sự tham lam sẽ khiến nhà đầu tư tự huyễn hoặc về triển vọng tích cực của một tài sản và như vậy, khiến nó tăng giá ảo. Khi các nhà giao dịch quá háo hức với việc giá tài sản tăng, họ sẽ bắt đầu bỏ qua các dấu hiệu rủi ro hay các hậu quả tiêu cực. Cố gắng đặt cược tới đồng cuối cùng là con đường nhanh nhất để mất đi toàn bộ lợi nhuận hoặc thậm chí là thua lỗ. Cách tốt nhất để kiểm soát lòng tham cũng giống như cách bạn kiểm soát nỗi sợ, đó là xác định trước mức lợi nhuận kỳ vọng và chỉ nạp thêm tiền khi chúng đã đạt được! Đây không phải việc gì quá ghê gớm, đơn giản là hãy giữ kỷ luật và tuân thủ các quy tắc của bạn.