Giao dịch CFD có thể là một lựa chọn hấp dẫn dành cho các nhà giao dịch mong muốn tiếp cận các thị trường tài chính mà không phải mua một tài sản cơ bản. CFD, hoặc Hợp đồng Chênh lệch, là một công cụ tài chính cho phép các nhà giao dịch đầu cơ dựa vào biến động giá của các công cụ tài chính khác như ngoại hối, hàng hóa, chỉ số, chứng khoán v.v. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung cơ bản của giao dịch CFD và lý do vì sao nó lại là phương thức phù hợp với người mới bắt đầu.
Những điều cần biết trước khi thực hiện giao dịch
Khi đề cập đến giao dịch CFD, các “tân binh” cần phải nắm vững một số khái niệm trọng tâm. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là nhận biết sự khác biệt về điều kiện giao dịch giữa các giao dịch CFD và sở hữu một tài sản cơ bản. Như đã đề cập ở trên, với CFD, các nhà giao dịch không thật sự sở hữu một tài sản cơ bản, nên sẽ không thu về cổ tức hay tiền lãi từ vị thế của mình. Ngoài ra, nhà giao dịch cũng phải trả một khoản tiền hoa hồng hoặc/và phí lưu trữ qua đêm để duy trì mở vị thế.
Hơn nữa, giao dịch CFD là một sản phẩm có đòn bẩy tài chính, tức là bạn chỉ bỏ một phần của tổng giá bán lẻ dưới hình thức ký quỹ. Như vậy, tiền vốn của nhà giao dịch sẽ đối diện với rủi ro cao hơn nếu thị trường biến động ngược dự đoán của họ. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ những rủi ro cố hữu liên quan đến hoạt động giao dịch CFD.
Cách thức bắt đầu
Một khi đã nắm được kiến thức nền tảng về giao dịch CFD, bạn có thể mở một tài khoản giao dịch với một nhà môi giới. Trade4you là một lựa chọn tốt dành cho người mới bắt đầu, vì họ cho phép người dùng mở tài khoản demo và thực hành giao dịch để quen dần trước khi sử dụng nguồn tiền thật. Nền tảng này cũng cung cấp nhiều loại tài khoản, nên bạn sẽ dễ dàng tìm được một lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn cũng cần hiểu các điều khoản dịch vụ liên quan đến tài khoản của mình, trong đó có đòn bẩy (mức rủi ro cao nhất mà nhà môi giới chấp thuận) và hạn mức ký quỹ (nguồn vốn tối thiểu để mở một vị thế). Một điều quan trọng là bạn phải hiểu được những khái niệm cơ bản về ký quỹ, vì sử dụng đòn bẩy quá cao có thể sẽ rất rủi ro.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong giao dịch CFD là hiểu tường tận về các thị trường, đồng thời giữ tính kỷ luật và kiểm soát rủi ro trong mọi quyết định giao dịch của mình. Hãy dùng tài khoản demo để thực hành trước khi giao dịch với vốn thật, như vậy bạn sẽ có cái nhìn thực tiễn hơn về thị trường và các rủi ro liên quan.
Lợi ích của giao dịch CFD
Giao dịch CFD cho phép bạn sử dụng đòn bẩy tài chính. Tức là bạn có thể đầu tư một số vốn nhỏ nhưng lại có được vị thế lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, nếu bạn dùng tỷ lệ đòn bẩy 1:100, tức là bạn chỉ cần đầu tư 1$ để có thể kiểm soát một vị thế trị giá 100$. Đòn bẩy có thể làm gia tăng cả khoản tiền lãi lẫn khoản tiền lỗ, nên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng công cụ này.
Một thế mạnh khác của giao dịch CFD là nó hoạt động bên ngoài mô hình giao dịch truyền thống và tập trung. Bạn có thể giao dịch CFD 24/7, nên có thể linh động hơn trong việc tận dụng biến động giá trên các thị trường.
Cuối cùng, với giao dịch CFD, bạn có thể giao dịch ngay cả khi thị trường đang lên hoặc xuống giá. Khi thị trường đang giảm, bạn có thể mở “vị thế bán” hoặc bán tài sản rồi mua lại sau với hy vọng giá sẽ xuống thấp hơn nữa.
Lý do bạn nên chọn nền tảng Trade4you
Trade4you là nhà môi giới CFD hàng đầu, với hơn 16 năm kinh nghiệm trong các thị trường tài chính. Nền tảng này cung cấp đầy đủ các dạng CFD cho nhiều loại tài sản, bao gồm các loại tiền tệ, hàng hóa, chỉ số, chứng khoán v.v.
Trade4you cung cấp nền tảng giao dịch dễ sử dụng với các công cụ và tính năng giao dịch vượt trội, cùng nhiều tài liệu giáo dục giúp bạn nâng cao kỹ năng giao dịch CFD. Trade4you cũng đưa ra các mức chênh lệch giá và đòn bẩy cạnh tranh, nên bạn có thể tận dụng ưu thế của cả hai.
Trade4you có cơ cấu hoa hồng cạnh tranh và không tính phí hàng tháng, nên bạn có thể sinh lời nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể mở tài khoản demo miễn phí để thực hành giao dịch, làm quen với nền tảng và các công cụ mà họ cung cấp.
Chú thích thuật ngữ
Giao dịch chênh lệch giá (Arbitrage): Một phương pháp kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá giữa hai thị trường khác nhau.
Chênh lệch giá mua/giá bán (Bid/Ask Spread): Là phần chênh lệch giá tại thời điểm một CFD được rao bán và được rao mua.
CFD: viết tắt của từ Contract for Difference, tức Hợp đồng Chênh lệch; một công cụ tài chính phái sinh dựa trên biến động giá của một tài sản cơ bản.
Biểu đồ (Charting): Một hình thức đồ họa thể hiện biến động giá của các công cụ tài chính, được các nhà giao dịch dùng để phân tích các xu hướng.
Nhà giao dịch trong ngày (Day-trader): Một kiểu nhà đầu tư cố gắng kiếm lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ trong vòng một ngày giao dịch đơn lẻ.
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis): Một phương pháp phân tích thông qua việc nghiên cứu các tác nhân kinh tế và chính trị liên quan đến một công cụ tài chính.
Vào lệnh mua (Going Long): là khi nhà giao dịch thực hiện lệnh mua một công cụ tài chính với kỳ vọng rằng giá của nó sẽ tăng.
Vào lệnh bán (Going Short): là khi nhà giao dịch thực hiện lệnh bán một công cụ tài chính với kỳ vọng rằng giá của nó sẽ giảm.
Chỉ số (Indices): Một thuật ngữ dùng cho các công cụ tài chính theo dõi hiệu suất của một nhóm sản phẩm cơ bản (chẳng hạn như chỉ số S&P 500).
Đòn bẩy (Leverage): Một hình thức mượn tiền cho phép các nhà giao dịch mua hoặc bán một tài sản mà không cần đầu tư một khoản vốn lớn.
Giao dịch ký quỹ (Margin Trading): Một hình thức giao dịch có rủi ro cao hơn, sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận tiềm năng.
Nhà tạo lập thị trường (Market Maker): Một cơ quan hoặc công ty tài chính cung cấp dịch vụ mua và bán công cụ tài chính thông qua việc tạo lập thị trường.
Xác định kích thước vị thế (Position Sizing): Một chiến lược trong đó nhà giao dịch sẽ xác định kích thước từng vị thế giao dịch của mình, thường là so với tổng số vốn trong tài khoản của họ.
Quản trị rủi ro (Risk Management): Một chiến lược nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thất từ việc đầu tư hoặc giao dịch bằng cách giới hạn khoản lỗ tiềm tàng.
Lướt sóng (Scalping): Một chiến lược giao dịch trong đó nhà giao dịch mua và bán các công cụ tài chính khác nhau một cách nhanh chóng.
Cắt lỗ (Stop Losses): Một lệnh đặt ra với nhà môi giới, nhằm tự động đóng vị thế khi nó đã giảm đến một mức giá nhất định.
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis): Một phương pháp phân tích thông qua việc nghiên cứu các biến động về giá và khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian, nhằm đưa ra các quyết định giao dịch.
Khối lượng giao dịch (Volume): Ước tính về số lượng giao dịch được thực hiện trong một thị trường qua một khoảng thời gian nhất định.
Kết luận
Giao dịch CFD đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng các nhà giao dịch mới lẫn có kinh nghiệm và việc hiểu rõ các kiến thức cơ bản có thể giúp bạn quyết định liệu đây có phải là hình thức giao dịch phù hợp với bạn hay không. Trade4you là sự lựa chọn tốt cho những ai mới bắt đầu tham gia giao dịch CFD, với giao diện thân thiện, mức chênh lệch giá cạnh tranh và không tính phí tháng. Với những lợi ích kể trên, giao dịch CFD có tính linh hoạt hơn và tiềm năng sinh lợi nhiều hơn so với những hình thức giao dịch khác. Trước khi bắt đầu, bạn cần có hiểu biết tường tận về CFD, thực hành bằng tài khoản demo, và sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro để giảm thiểu tổn thất. Một khi đã trau dồi đủ kinh nghiệm, bạn có thể tự tin tận dụng thế mạnh do CFD mang lại và đầu tư vào các thị trường khác nhau.